Duyên nợ là một thứ gì đó trong cuộc sống khó có thể giải thích cũng như từ chối. Trong sự tái sinh luân hồi, duyên nợ sẽ tồn tại từ đời trước đến đời sau.
Phàm phu yêu thương một người nào đều gắn liền với một nguyên nhân, có người yêu thương vì họ là thân bằng quyến thuộc, có tình yêu thương dành cho người chồng, người con, lại có lòng thương hại trước một cảnh đời bất hạnh, và tất nhiên là nó không thể ngang đồng với nhau trong những thứ ấy, có thứ ít, có thứ nhiều, ngay cả con cái chúng ta sanh ra thì vẫn có thương nhiều hay ít với mỗi đứa. Vì có sự phân biệt, có lòng so sánh với cái bản ngã chính mình cho nên đó là chấp ngã.
Trong tất cả các dục niệm thì 'ái dục' là sợi dây vô hình ngoằn ngoèo, dai dẳng nhất mà con người khó đoạn diệt được, bởi vì cái ngã chấp này mà con người mãi lận đận tới lui, xuôi ngược trong sanh tử luân hồi. Trong cái mê cung của trăm ngàn thứ tình cảm chấp ngã ấy thì Tình Yêu lại là mấu chốt dẫn dắt tất cả trong lẩn quẩn, rối rắm không dễ đoạn trừ một sớm một chiều cho được.
Tình yêu nam nữ là sợi dây trói buộc nhau, đau khổ, chấp chước, ích kỷ, và vô cùng hỷ, nộ, ái ố, vui, buồn bất chợt, dễ làm con người ta mê đắm mà lạc lối lúc nào chẳng hay.
Trong trăm ngàn kiếp luân hồi, mỗi kiếp ta có một hay một vài tình nhân, có người thì chỉ có một người vợ/chồng thôi, có người lại lận đận qua vài lần đò, thì số người từng là chồng là vợ của ta cũng là chẳng thể tính đếm cho nổi rồi. Nhưng do đã trải qua nhiều bận luân hồi xóa đi ký ức ta chẳng còn nhớ đến nữa, khi hữu duyên tình cờ gặp lại trong kiếp này dù chỉ gặp thoáng qua thôi nhưng lòng ta nôn nao khó tả, ai cũng nghĩ như quen biết nhau tự bao giờ rồi. Đúng là đã quen biết chứ còn gì nữa? Tuy kiếp này ta mới tao ngộ một lần thôi nhưng mà các kiếp trước đã có nhiều tháng năm dài từng thương nhau sao mà không quen, không nhớ cho được. Vì vậy nếu như trong kiếp này ta có một duyên mới phát sinh với một người yêu mới, nếu không có sự so sánh nào rất có thể ta sẽ nên duyên với họ nhưng đột nhiên một người lạ xuất hiện, làm cho ta mất thăng bằng, và rồi rất nhiều mối tình phải vỡ tan vì lẽ này, lại nên duyên tơ tóc với người mới ấy. Đó là cái nợ...Nợ gì? Nợ ân tình từ nhiều kiếp trước giờ ùa về trong ta. Đây là lý do vì sao người ta vẫn nói "Có duyên không nợ" hay "có nợ không duyên" là vậy. Làm vợ chồng nếu thiếu 1 trong 2 thì khó mà bền chặt lâu dài đến cuối cùng.
Cuộc sống hiện tại ta gặp không ít những cặp vợ chồng khi đến với nhau là bởi tình yêu, thế nhưng sau một thời gian chung sống họ lại chia tay nhau, không giữ được lời thề hẹn ước bên nhau đến đầu bạc răng long. Bởi duyên của họ chỉ có thể thôi, họ đã trả hết nợ cho nhau từ kiếp trước và đã đến lúc phải rời đi…
Tuy nhiên, không phải hễ có duyên tiền kiếp với nhau thì sẽ có cảm tình, luyến ái. Bởi nếu đã trải qua lục kiếp thục duyên (tức 6 kiếp luân hồi) mà không tao ngộ lại thì xem như đoạn diệt tiền duyên ấy.
Chúng ta vẫn thường hay nghe nói về chuyện kết tóc se tơ của ông tơ bà nguyệt, rằng: Nam nữ trong nhân gian, chỉ cần một sợi chỉ hồng của “ông Tơ bà Nguyệt” thắt vào chân thì cho dù ở bất cứ nơi đâu, bất cứ địa vị cao thấp cũng sẽ đúng thời gian mà gặp nhau, kết duyên làm vợ chồng, cùng dắt tay nhau đi qua quãng đời còn lại.
Hôm nay, Thầy chia sẻ 1 bí thuật nhỏ trong Hồi Kiếp Ấn của 1 vị thánh tăng xưa để xác định được duyên tình thế tục của chúng ta liệu là tiền duyên hay ở hiện kiếp.
* Cách làm như sau: nam dùng 9 sợi tóc bện lại thành một, nữ dùng 7 sợi bện lại thành một, sau đó nếu là nam thì chọn giờ thìn trong ngày bỏ vào, nếu là nữ thì chọn giờ tỵ mà bỏ vào cốc, khi bỏ cùng lúc vào, đậy kín cốc lại rồi bỏ ở nơi thiếu sáng, sau 7 ngày mở ra xem, nếu các bện tóc quấn lấy nhau nhiều vòng thì họ đã từng có duyên trong tiền kiếp, nếu chỉ là chạm nhau hoặc nằm hờ lên nhau thì đó mới chỉ là nhân duyên chớm nở ở kiếp hiện tại này thôi. Tiểu thuật này cũng cho thấy rằng: chuyện kết tóc se duyên của ông Tơ bà Nguyệt là hoàn toàn có thật.
Hi vọng chút thuật nhỏ sẽ hữu ích cho người cần nó. Cám ơn các bạn đã quan tâm bài viết. Chúc các bạn một ngày vui vẻ
Master. Huang Guohui
Nhận xét
Đăng nhận xét