Có rất nhiều phát minh cổ đại cách đây hàng nghìn năm khiến con người hiện đại phải kinh ngạc và khâm phục về ý tưởng độc đáo và kỹ thuật chế tác. Dưới đây là những phát minh cực kỳ ấn tượng từ thời cổ đại đã đạt đến trình độ nghệ thuật và được ứng dụng rộng rãi khiến nhiều người bất ngờ.
Mạng chụp tóc của một mỹ nữ thời nhà Đường (618 – 907) và mạng chụp tóc ngày nay không khác nhau là mấy.
Thước kẹp thời Vương Mãng (45 TCN – 23) không khác biệt lắm so với thước kẹp chúng ta dùng hiện nay.
Chiếc túi xách trong bức bích họa Đôn Hoàng thời Đường khiến nhiều người kinh ngạc. Từ mấy nghìn năm trước, người xưa đã sử dụng loại túi có kiểu dáng, hoa văn không khác gì túi xách hiện đại của chúng ta ngày nay.
Trong bức bích họa từ thời Đông Tấn (317 – 420) này, kiểu tóc của một vài nghệ thuật gia thoạt nhìn rất hiện đại.
Được làm từ da trâu với lớp dầu cây Du Đồng bên ngoài để không bị thấp nước mưa, đế được đóng đinh đầu tròn, lồi hẳn ra ngoài, đôi giày đá bóng thời Nam Tống (1127–1279) có kết cấu không khác mấy so với những đôi giày thể thao hiện đại, chỉ là kiểu dáng có phần thô hơn.
Từ thời Hán (202 TCN – 220), người xưa đã có một loại xe ngựa gõ cây số tương tự như xe taxi ngày nay. Khi xe chạy được một quãng đường nhất định, tượng người gỗ tay cầm cái dùi trống trong xe sẽ đánh vào trống con. Loại xe này có thể tính quãng đường đã đi để tính tiền, hình thức không khác gì taxi ngày nay.
Áo yếm không phải là phát minh của thời hiện đại, nó là trang phục phổ biến từ thời xưa.
Năm 1978, khi khai quật mộ phần của Tăng Hầu Ất thời Chiến Quốc, các nhà khảo cổ đã phát hiện 2 chiếc "Băng giám" - chiếc "tủ lạnh" thời cổ đại. Chiếc "tủ lạnh" cổ đại có chiều cao 63,2cm, nặng 170 kg, bán kính miệng là 63cm. Nó có 3 lớp, lớp giữa có thể cho đá vào mùa hè, nước nóng vào mùa đông để ướp lạnh hoặc hâm nóng thức ăn chứa ở lớp bên ngoài và bên trong cùng.
Nhiều người kinh ngạc khi thấy váy dây thời nhà Tùy (581–619) không khác mấy so với váy dây cách tân của thời trang hiện đại.
Cốc thủy tinh thời Chiến quốc (476 – 221 TCN) được phát hiện năm 1990 tại Hàng Châu, Giang Tô làm bằng thủy tinh tự nhiên chất lượng cao không khác gì chiếc cốc mà chúng ta vẫn sử dụng ngày nay.
Giày da thời Chiến quốc có hình dáng khá giống với loại "giày lười" được ưa thích ngày nay.
Lò 3 chân rất giống với lò than ngày nay. Các nhà khảo cổ tìm thấy chúng trong mộ của Phụ Hảo thời nhà Thương (thế kỷ 17 – 11 TCN) và họ chưa biết chính xác người cổ đại dùng chiếc lò này để làm gì.
Bút lông thời Minh (1368 – 1644) trông khá giống những chiếc bút mực nước của chúng ta dùng ngày nay.
Thời xưa, người ta chia thức ăn vào các ngăn nhỏ cũng giống như cơm suất, cơm hộp mà chúng ta vẫn sử dụng.
Lò gốm tráng men thời Đông Hán (25 – 220) được sử dụng để nướng thức ăn. Lò này sử dụng rất dễ, thức ăn có thể được đặt lên trên lò hoặc vùi dưới than. Nó còn có tay cầm, có thể di chuyển dễ dàng.
Thợ mò ngọc trai thời xưa được trang bị mặt nạ dưỡng khí, áo lặn, dây an toàn. Các thiết bị này thậm chí còn tiên tiến hơn trang bị của một số thợ lặn hiện đại!
Thìa hình thiên nga thời Tần (221 – 206 TCN) được quét một lớp sơn rất đẹp mắt, kiểu dáng cũng rất tinh tế.
Người xưa có kỹ thuật dệt cao siêu khiến chúng ta không khỏi kinh ngạc. Chiếc áo lụa mỏng Mã Vương Đôi thời nhà Hán nổi tiếng được phát hiện vào thập kỷ 70, dài hơn 1 mét, hai ống tay vươn dài gần 2 mét, nhưng chỉ nặng 28 gam. Một chiếc áo dài như vậy nhưng khi gấp lại có thể nắm trong một bàn tay.
Nhận xét
Đăng nhận xét