Đá quý hiện nay không chỉ được ưa chuộng để làm đồ trang sức cho hội chị em, mà chúng còn được dùng để bày biện trang trí nhà cửa theo sở thích hoặc theo phong thủy. Cùng Review Chuẩn tìm hiểu về dòng đá này cũng như các loại đá nổi tiếng đang có mặt trên thế giới qua thông tin trong bài viết sau.
Đá quý là gì?
Đá quý là tên gọi chung của tất cả các khoáng chất hiếm có, được con người khai thác từ thiên nhiên. Các khoáng chất đặc biệt này được con người tìm thấy từ hàng ngàn năm trước. Sau đó gia công chế tác, để tạo ra những món trang sức thể hiện đẳng cấp riêng của mình.
Sự hình thành của đá quý
Hầu hết các loại đá quý hình thành dưới dạng khoáng chất trong các điều kiện khác nhau. Chúng xuất hiện chủ yếu trong lớp đá của vỏ Trái đất, một số ít được hình thành trong lớp phủ.
Lớp vỏ Trái Đất được hình thành từ ba loại đá: đá magma, đá biến chất và đá trầm tích. Và tất cả các loại đá quý đều được con người khai thác và tìm thấy trong lớp vỏ. Sau khi được khai thác, chúng thường được chuyển đến nhà máy để làm sạch, cắt bỏ, mài nhẵn và đánh bóng. Một số loại đá đặc biệt thì được chuyển sang cho thợ thủ công dùng máy mài cầm tay để chế tác. Viên đá quý sau khi được cắt và đánh bóng có tên gọi là đá quý hay ngọc quý.
Đá quý có màu gì?
Đá quý rất đa dạng về màu sắc của chúng. Hầu hết các loại đá quý ở trạng thái thô đều chưa lộ rõ vẻ đẹp của mình. Chúng có thể trông giống như đá thông thường hoặc đá cuội. Nhưng sau khi cắt và đánh bóng bởi thợ đá thì có thể nhìn thấy đầy đủ màu sắc và độ bóng. Nói chung, mỗi loại đá quý đều có màu sắc đặc trưng riêng và sẽ thể hiện một cách rõ ràng sau khi mài dũa.
Trọng lượng đá quý
Khối lượng tiêu chuẩn cả viên đá quý được tính là carat, trong đó 1ct = 1g. Khối lượng viên đá quý càng lớn, càng hiếm thì càng có giá trị cao. Tuy nhiên, các loại đá quý sẽ có kết cấu dày mỏng khác nhau, nên trọng lượng cũng khác nhau.
Cụ thể, một viên ruby 1ct rất đậm đặc sẽ nhỏ hơn một viên ngọc lục bảo 1ct ít đậm đặc hơn. Ngoài ra, trong một số trường hợp, các loại đá quý khác nhau có kích thước tương tự vẫn có thể khác nhau đáng kể về giá trị.
Các loại đá quý đẹp nhất hành tinh
Đá quý khoáng chất
Tất cả các loại khoáng chất đều có thể là đá quý, nhưng không phải tất cả các loại đá quý đều là khoáng chất. Hơn nữa, có thể nói đá quý bao gồm khoáng chất nhưng khoáng chất lại không bao gồm đá quý. Đá quý khoáng chất là một hợp chất có dạng rắn và không có cấu trúc hay thành phần hóa học cố định nào. Chúng là tập hợp của nhiều loại kết hợp với nhau, tạo thành một thể thống nhất.
1. Diamond (Kim cương)
Kim cương là 1 trong 2 dạng thù hình của carbon, chúng có độ cứng rất cao, được xếp thứ 10 trên thang đo Mohs. Ngoài ra, chúng cũng có khả năng khúc xạ cực tốt, nên thường được sử dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp và ngành kim hoàn. Kim cương được tạo thành từ những khoáng vật có chứa Cacbon dưới nhiệt độ và áp suất rất cao trong thềm lục địa.
Ngày nay, kim cương có 2 loại là kim cương tự nhiên và kim cương nhân tạo. Kim cương tự nhiên có giá trị cao hơn kim cương nhân tạo rất nhiều lần. Sự ra đời của kim cương nhân tạo giúp cho con người có thêm nhiều sự lựa chọn khi mua trang sức. Tuy nhiên, điều này cũng khiến cho vấn nạn buôn bán lừa đảo được phát triển. Một số nơi đã bán giá kim cương nhân tạo bằng với giá kim cương tự nhiên để có thể kiếm thêm nhiều tiền hơn.
2. Ruby (Đá hồng ngọc)
Cái tên Ruby bắt nguồn từ tiếng Latinh ‘Rubens’ có nghĩa là ‘Màu đỏ’. Màu đỏ của loại đá này xuất phát từ sự kết hợp giữa khoáng vật Corundum và nguyên tố vi lượng Crom. Đây là một trong những khoáng chất cứng nhất trên Trái đất.
Ở trạng thái tinh khiết nhất, khoáng chất Corundum thật ra không có màu và vô cùng hiếm. Hầu hết Corundum đều chứa các nguyên tố vi lượng, chúng trở thành một phần của cấu trúc tinh thể từ đó gây ra các biến thể về màu sắc của khoáng chất. Tuy nhiên, chỉ Corundum có màu đỏ thì mới được gọi là Ruby, còn lại tất cả các màu khác đều được gọi là Ngọc bích.
Trong hàng nghìn năm, Ruby đã được coi là một trong những loại đá quý giá trị nhất trên Trái đất và ngày nay vẫn vậy. Nó có mọi thứ mà một viên đá quý phải có: độ sáng vượt trội, độ cứng tuyệt vời, độ bền, độ bóng, độ quý hiếm và quan trọng nhất là màu sắc tuyệt đẹp của nó. Màu của Ruby được đánh giá cao nhất là màu đỏ như máu hoặc đỏ thẫm.
3. Emerald (Ngọc lục bảo)
Cái tên Emerald bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp ‘Smaragdos’ có nghĩa là “Đá xanh”. Loại đá ngọc lục bảo này có màu xanh lục của khoáng chất Beryl và là một trong những loại đá quý đẹp và hấp dẫn nhất. Với màu xanh lá cây tuyệt đẹp, kết hợp với độ bền và độ quý hiếm. Đã giúp loại đá quý này trở thành một trong những loại đá có giá trị nhất.
Màu xanh lục đậm là màu mà ai cũng mong muốn có được khi chọn mua đá ngọc lục bảo. Đây là màu đá hoàn mỹ, rất khó tìm và có giá trị rất cao, đôi khi còn hơn cả kim cương.
4. Sapphire
Sapphire cũng là một loại khoáng vật khác của Corundum và đại diện cho tất cả các màu ngoại trừ màu đỏ của Corundum, tức là Ruby. Các tính chất vật lý và hóa học của nó hầu như tương tự như các tính chất của Ruby. Màu xanh lam thuần khiết là màu chính của Sapphire, nó được tạo thành bởi các nguyên tố vi lượng Sắt và Titan đã kết hợp cùng Corundum. Ngoài ra, Sapphire còn có màu xanh lam tím cùng các sắc thái đậm nhạt khác nhau.
Sapphire là loại đá quý màu xanh lam quý giá và được ưa chuộng bởi màu sắc, độ cứng, độ bền và độ bóng của nó. Giá trị của loại đá quý này phụ thuộc vào kích thước, màu sắc và độ trong suốt. Ngoài ra, loại đá quý này còn tượng trưng cho sự hòa hợp, tình bạn và lòng trung thành.
Bên cạnh Sapphire xanh và Ruby đỏ, họ Corundum còn bao gồm các loại đá đặc biệt khác có màu: tím, cam, hồng, xám, đen, nâu, xanh lá cây và không màu.
5. Garnet
Garnet không phải là một khoáng chất đơn lẻ mà là cả một tập hợp các khoáng chất có liên quan chặt chẽ với nhau. Chúng tạo thành một nhóm có nhiều loại khác nhau về màu sắc và thành phần. Về cơ bản Garnet đều có cấu trúc tinh thể và tính chất vật lý giống nhau nhưng khác nhau về thành phần hóa học.
Màu đỏ là màu phổ biến nhất của Garnet, ngoài ra còn có Tsavorite xanh lục hiếm. Và một số màu khác như trắng, xanh lá cây, vàng, nâu và đen. Tên Garnet có nguồn gốc từ từ tiếng Latinh “Garanatus”. Tên gọi này xuất phát từ sự giống nhau về màu sắc và hình dáng với hạt của quả lựu.
Garnet là viên đá quý tượng trưng cho tháng Giêng và là viên đá quý phù hợp cho ngày kỷ niệm 2 năm.
6. Beryl đỏ
Beryl đỏ hay còn được gọi là Bixbite, là loại đá có màu đỏ hồng tía, gần giống với màu đỏ của đá Ruby, nhưng màu của Bixbite thì có tính sắt và lạnh hơn. Đây là một loại đá khá hiếm và khi được tìm thấy thường là những tinh thể rất nhỏ, chủ yếu được chế tác làm đồ trang sức.
Đá Beryl đỏ được biết đến với khả năng thoát ra một nguồn năng lượng mạnh mẽ. Chúng giúp người sở hữu tăng sức sáng tạo đưa ra những ý tưởng mới mẻ. Đồng thời cũng mang tới cho bạn sự tự tin, lòng dũng cảm và ý chí kiên định.
7. Aquamarine
Aquamarine là loại đá có màu xanh lục đến xanh lam của nhà Beryl. Chúng có vẻ ngoài giống với Ngọc lục bảo và một số loại đá xanh khác. Đây là một trong những loại đá quý phổ biến nhất và được biết đến nhiều nhất. Cái tên Aquamarine có nguồn gốc từ tiếng Latinh: Aqua có nghĩa là nước và Mare có nghĩa là biển.
Loại đá quý có vẻ đẹp hấp dẫn này thường xuất hiện với các màu sắc như xanh nhạt của bầu trời hoặc xanh thẳm của biển cả. Màu sắc của Aquamarine càng đậm thì giá trị của nó càng cao. Các tinh thể Aquamarine thường có kích thước lớn và tương đối sạch sẽ. Điều này đã làm cho chúng có giá trị cao hơn đối với những người sưu tầm mẫu vật khoáng sản.
8. Ngọc cẩm thạch
Ngọc cẩm thạch là một loại đá, dùng để làm đồ trang sức, vòng tay phong thủy được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc và Việt Nam từ xưa đến nay. Với tên gọi tiếng anh là Jade, ngọc cẩm thạch là tên chung của hai loại đá quý khác nhau đó là Jadeite và Nephrite. Jadeite là loại ngọc cứng hơn so với Nephrite, đồng thời màu sắc cũng có phần đa dạng hơn. Giá trị cũng cao hơn vì thế mà được nhiều người lựa chọn và yêu thích hơn.
Nếu Nephrite chỉ có 2 màu sắc đơn điệu là xanh và trắng thì ngọc Jadeite lại có thêm nhiều màu sắc đa dạng hơn như màu nâu, đỏ hoặc màu cam cho nhiều sự lựa chọn hơn.
9. Hematite
Đá Hematite là một loại đá được tìm thấy trong tự nhiên dưới dạng oxit sắt có công thức Fe2O3 và khá phổ biến trong đất và đá. Loại đá này được kết tinh trong hệ thống mạng hình thoi. Có cấu trúc tinh thể giống như Ilmenit và Corundum. Đá Hematite được hình thành trong điều kiện oxy hóa của sự bốc hơi núi lửa hay các mạch nhiệt dịch. Ngoài ra, người ta cũng tìm thấy loại đá này ở những khu vực biến đổi địa chất.
Đá Hematite rất đặc biệt, chúng được người Ai Cập cổ đại sử dụng từ lâu và xem đây là một loại đá hộ mệnh của mình.
10. Topaz
Topaz là một loại khoáng thạch anh, loại đá này chủ yếu được biết đến như một loại đá quý màu xanh lam rẻ tiền. Tuy nhiên, màu xanh lam sống động của nó không xuất phát từ tự nhiên mà được tạo ra bởi quá trình xử lý, cụ thể là tiếp xúc với nhiệt. Topaz là Allochromatic, có nghĩa là màu sắc xanh lam được tạo ra bởi các nguyên tố tạp chất có trong cấu trúc tinh thể của nó. Chứ không phải do một nguyên tố trong thành phần hóa học. Nguyên tố Crom tạo ra màu hồng, đỏ và tím của Topaz.
Ngoài ra, sự khuyết thiếu một số thành phần trong cấu trúc tinh thể của Topaz có thể gây ra màu vàng, nâu và xanh lam. Mặc dù vậy, nhưng màu nâu lại là một màu Topaz rất phổ biến, đôi khi chúng bị nhầm với đá Thạch anh khói.
Các loại đá Topaz có màu sắc khác nhau thường được xác định đơn giản bằng tên màu như: Topaz xanh, Topaz hồng,… Loại Topaz đắt và quý hiếm nhất có màu đỏ cam trung bình đến đỏ cam. Mặc dù Topaz được coi là loại đá quý cứng và bền nhưng nó vẫn không phải là một loại đá bất khả chiến bại. Nó dễ bị nứt và vụn hơn nhiều loại đá quý khác, do đó chúng cần được xử lý một cách cẩn thận.
11. Spinel
Spinel là loại đá giống với ngọc hồng lựu và kim cương. Chúng có các tính chất vật lý giống nhau trong tất cả các hướng tinh thể. Spinel được sử dụng trong đồ trang sức là một phần nhỏ của một nhóm các khoáng chất có cùng cấu trúc tinh thể.
Loại đá này có đa dạng các màu sắc. Từ màu da cam đến màu đỏ đậm, màu hồng rực rỡ. Và tất cả các sắc thái của màu tím, xanh lam và tím cho đến xanh lục lam. Màu đỏ và hồng đậm là do có sự xuất hiện của Crom. Hàm lượng crom càng cao thì màu đỏ càng mạnh.
Còn đá Spinel có màu cam và màu tím là do hỗn hợp sắt và crom. Spinel từ có màu tím đến màu xanh lam được tạo màu bởi một lượng rất nhỏ sắt trong thành phần đá, và màu xanh lam rực rỡ là do một lượng nhỏ Coban.
12. Peridot
Peridot là một loại khoáng chất Olivin, chúng là một loại đá quý có từ cổ xưa nhưng vẫn rất phổ biến hiện nay. Thành phần hóa học của nó bao gồm sắt và magie. Và sắt là nguyên nhân chính tạo ra màu xanh lục vàng hấp dẫn của nó.
Phạm vi màu của peridot hẹp, không được đa dạng như các loại đá quý khác. Chúng có màu xanh lục nâu, xanh lục vàng và xanh lục thuần. Màu xanh lục hơi vàng là màu đá Peridot phổ biến nhất được thấy trong thị trường đồ trang sức hiện nay.
Phạm vi màu của peridot hẹp, không được đa dạng như các loại đá quý khác. Chúng có màu xanh lục nâu, xanh lục vàng và xanh lục thuần. Màu xanh lục hơi vàng là màu đá Peridot phổ biến nhất được thấy trong thị trường đồ trang sức hiện nay.
13. Tourmaline
Tourmaline là một trong những loại đá có đa dạng sắc màu nhất so với bất kỳ loại đá quý nào. Chúng xuất hiện với các sắc thái khác nhau của mọi màu sắc. Một số loại màu của Tourmaline đã được lấy cảm hứng từ các tên thương mại của chúng như Rubellite, Indicolite, Paraiba,…
Các thành phần hóa học có trong đá quý đã ảnh hưởng trực tiếp đến các tính chất vật lý của đá. Đồng thời cũng góp phần hình thành nên màu sắc của nó. Trong thế giới đá quý, Tourmaline có một vị trí rất đặc biệt. Loại đá quý này tạo nên hiệu ứng khi đeo rất tuyệt vời và rất dễ chăm sóc.
14. Đá ngọc bích
Ngọc bích là một loại đá quý đẹp, có màu xanh lục, cam, vàng hay trắng và được phân thành bậc theo chất lượng. Đá ngọc bích được phân thành hai loại gồm đá ngọc bích Jadeite và đá ngọc bích Nephrite.
Ngọc bích Jadeite là một loại đá cứng, có độ bóng cao. Riêng với ngọc bích Nephrite thì có độ cứng thấp hơn so với Jadeite. Và nhỉnh hơn độ cứng của dao thép thông thường. Trên thế giới, có tới 75% Ngọc Bích được khai thác từ các mỏ ở British Columbia. Một lượng nhỏ ở Đài Loan, Hoa Kỳ và Úc dưới dạng đá Nephrite.
15. Đá thạch anh
Đá thạch anh là một trong những khoáng chất quan trọng nhất trên Trái Đất. Và cũng là một trong những nhóm đá quý phổ biến nhất trên thế giới. Đây là khoáng sản phong phú thứ hai được tìm thấy trong vỏ lục địa của Trái đất, chỉ đứng sau Fenspat.
Cái tên “thạch anh” có nguồn gốc từ tiếng Đức “Quarz” có nghĩa là “cứng”. Tên này xuất hiện với ý nghĩa mô tả đá thạch anh là loại khoáng chất có độ cứng 7 trên thang độ cứng Mohs.
Các loại đá quý khác thường được so sánh với thạch anh khi phân loại chúng là cứng hay mềm. Đá thạch anh có đủ loại màu sắc trên đời. Hơn nữa, chúng là vật liệu linh hoạt. Có thể cắt, chạm khắc thành nhiều hình dạng, kích cỡ khác nhau. Do vậy, từ thời cổ xưa, chúng đã được con người dùng làm đồ trang sức, vật phẩm phong thủy, tâm linh ở nhiều nơi trên thế giới.
16. Musgravite
Musgravite là một trong những loại đá quý đắt nhất và hiếm nhất trên thế giới. Chúng là một khoáng chất Silicat, có thành phần là Beryllium, Magie và Nhôm.
Tinh thể này được đặt tên theo dãy núi Musgrave ở miền trung nước Úc – nơi chúng được tìm thấy lần đầu tiên. Sau đó, người ta tiếp tục tìm thấy Musgravite ở đảo Greenland (Đan Mạch) và ở Madagascar. Vào năm 1993, hai viên Musgravite có màu sắc quý hiếm đã được tìm thấy lần đầu tiên tại Sri Lanka.
17. Ngọc Opal đen
Đá Opal hay còn gọi là đá mắt mèo tại Việt Nam được đánh giá cao bởi khả năng tán xạ ánh sáng ba chiều của nó. Đặc điểm này giúp tạo nên vẻ đẹp lấp lánh hiếm có, cùng dải màu sắc phong phú.
Opal đen tách biệt với những loại Opal khác nhờ thành phần chứa cacbon và oxit sắt, cùng trọng lượng nhẹ hơn. Đồng thời, loại Opal này còn có đặc điểm đặc trưng bởi tông màu đen hoặc xám chủ đạo. Điểm xuyết bằng nhiều màu sắc rực rỡ khác như xanh ngọc, xanh dương, cam, tím… Tạo nên tổng thể lung linh kỳ ảo.
Đá quý phi khoáng chất
Đá quý phi khoáng chất là loại đá có nguồn gốc từ các loài sinh vật sống, như động vật và thực vật có trong tự nhiên. Theo thời gian, do quá trình tự nhiên, các loài sinh vật này sẽ dần biến thành các loại đá và trở thành các loại đá quý được nhiều người săn đón.
1. Ngọc trai
Ngọc trai là một loại đá quý hữu cơ và là loại đá quý được yêu thích nhất mọi thời đại. Hiện nay, có hai loại Ngọc trai là Ngọc trai tự nhiên và Ngọc trai nuôi cấy.
Ngọc trai tự nhiên được hình thành hữu cơ khi cát hoặc bụi nước biển lọt vào bên trong cơ mô mềm của con trai hoặc con hàu. Chúng sẽ giúp kích hoạt cơ chế bảo vệ của con vật này. Khiến nó tạo ra các lớp xà cừ để từ từ phát triển thành Ngọc trai tự nhiên. Còn ngọc trai nuôi cấy được sinh ra thông qua sự can thiệp tới từ con người. Những người nuôi ngọc trai đã đưa một chất gây kích ứng. Chẳng hạn như hạt vỏ sò vào bên trong mô mềm của con hàu hoặc con trai và đưa nó trở lại nước. Tiếp đó, quá trình hình thành xà cừ bắt đầu và các lớp xà cừ được hình thành một cách tự nhiên giống với ngọc trai tự nhiên. Trên thực tế, có bốn loại Ngọc trai nuôi cấy chính: Akoya, Southsea, Tahitian, và ngọc trai nước ngọt.
Ngọc trai tự nhiên tốt, đắt hơn và hiếm hơn nhiều so với ngọc trai nuôi cấy. Màu sắc Ngọc trai rất đa dạng, chúng có tất cả các màu nhưng quen thuộc nhất vẫn là trắng và kem. Ngọc trai có rất nhiều hình dạng khác nhau như: tròn, nửa tròn, nút, hình giọt nước, hình quả lê, hình bầu dục,… Ngọc trai tròn hoàn hảo là loại hiếm nhất và đắt nhất. Để có một viên ngọc trai có kích thước hoàn hảo nhất có thể mất từ 5 đến 8 năm để hình thành, tương đương với toàn bộ vòng đời của con Trai.
[Top 100] Cảnh đẹp Việt Nam nên đi “ít nhất 1 lần trong đời”
2. Hổ phách
Hổ phách là một loại đá quý hữu cơ, là sản phẩm của các sinh vật sống hoặc sống một lần. Hổ phách là loại đá quý được hình thành cách đây hàng chục triệu năm, khi nhựa cây từ những cây cổ thụ cứng lại và trở thành hóa thạch.
Các nhà khoa học và nhà sưu tập đá quý đã phát hiện ra hổ phách có chứa các mảnh động vật hoặc thực vật lơ lửng. Những mảnh hóa thạch này là của những sinh vật đã từng sống bị mắc kẹt trong lớp hổ phách cứng lại. Tạo thành một viên đá hấp dẫn, không gì sánh được.
Một số loại hổ phách được tìm thấy trong lòng đất. Các loại khác đã được giải phóng nhờ được các dòng thủy triều cuốn vào bờ. Hiện nay, rất dễ để có thể tìm thấy hổ phách tại bờ biển Baltic giáp với Đức, Ba Lan và Nga. Đây chính là nguồn cung cấp hổ phách quan trọng của thế giới.
3. Đá san hô
Tên gọi đá san hô có thể xuất phát từ tiếng Do Thái “goral” có nghĩa là một loại đá hóa thạch. Theo các nhà nghiên cứu về Hải Dương Học, chúng được hình thành từ các sinh vật biển thuộc nhóm san hô Anthozoa. Chúng tồn tại dưới dạng các thể polyp nhỏ giống gần với hải quỳ.
Đá san hô phát triển trong tự nhiên được hình thành với nhiều màu sắc từ màu đỏ sang màu trắng, màu vàng nâu đến màu xanh và màu đen. Đá san hô được sử dụng phổ biến trong chế tác đồ trang sức là đá san hô đỏ, san hô trắng, đen và vàng nâu.
Đá quý phong thủy
Đá phong thủy là các loại đá được hình thành trong lòng đất sau hàng nghìn năm biến đổi của đất trời. Chúng đã được hấp thụ các tinh hoa của đất trời nên nó sở hữu nguồn năng lượng mạnh mẽ. Có thể gây tác động tới người sở hữu, giống như các loại cây phong thủy như cây trường sinh, cây trạng nguyên,… Do đó, chúng thường được con người sử dụng để làm trang sức đeo trên người nhằm đem đến những lợi ích cho cơ thể.
Tuy nhiên, đá phong thủy cần phải được khai thác từ tự nhiên, nguyên chất, không phải loại đá pha tạp. Ngoài ra, chúng còn cần phải được chăm sóc sao cho đủ năm đủ tuổi thì mới có nguồn năng lượng và mang lại sự hiệu quả tốt nhất.
1. Đá mắt hổ
Đá mắt hổ hay gọi Tiger Eye ở phương Tây là một biến thể thuộc đá thạch anh. Loại đá này có hiệu ứng mắt mèo và ánh lụa rất đẹp. Đây là viên đá được sử dụng từ thời La Mã cổ đại. Các chiến binh khi ra trận thường đeo bùa hộ mệnh được khắc từ loại đá này. Nó được cho là giúp thân chủ bình tĩnh, can đảm, tập trung và kiên trì.
Đá mắt hổ có tổng cộng 4 loại phổ biến với các màu khác nhau như: đá mắt hổ vàng, đá mắt hổ xanh dương, đá mắt hổ đỏ nâu và đá mắt hổ xanh lá.
2. Đá mã não
Đá mã não là dòng đá phổ biến nhất của loại đá Chalcedony – Một họ lớn của dòng đá thạch anh và được con người khai thác từ cách đây rất lâu. Loại đá này đã được trải qua các thời kỳ văn hóa cổ đại. Như thời chiếm hữu nô lệ, thời phong kiến cho tới thời hiện đại ngày nay.
Giai đoạn đầu đá mã não chủ yếu được sử dụng như một loại bùa để cầu nguyện, chống lại các tai ương cho con người như thiên tai, dịch bệnh. Trong thời hiện đại ngày nay đá mã nào được sử dụng với ý nghĩa phổ biến là bảo vệ người sử dụng. Mang lại điều may mắn và giúp con người trở lên năng động, tự tin hơn.
Ngoài ra, về mặt phong thủy, đá mã não có tác dụng hỗ trợ chữa lành các vết thương liên quan tới da, cụ thể là các vết dị ứng hoặc do bị côn trùng đốt. Ngăn cho chúng không xâm nhập vào nơi sống giống như khi trồng cây hương thảo. Đeo vòng làm bằng đá mã nào sẽ giúp hỗ trợ đường tiêu hóa và các cơ quan như ruột, dạ dày tốt hơn.
3. Thạch anh tím
Đây là loại đá có màu tím của khoáng thạch anh. Viên đá lấp lánh rực rỡ này được cho là loại đá quý có giá trị cao nhất từ họ Thạch anh. Thạch anh tím có màu trầm hơn các loại đá khác nên đã được đánh giá cao hơn.
Đối với người Hy Lạp cổ đại, họ cho rằng thạch anh tím có khả năng trung hòa với rượu, giúp chủ nhân thoát khỏi những cơn say rượu. Đồng thời nó còn giữ cho bản thân luôn tỉnh táo, ngăn ngừa nhiễm độc và tăng cường sức khỏe. Còn ở phương Đông, từ xa xưa, thạch anh tím hay còn gọi là tử ngọc đã được sử dụng như một lá bùa để xua đuổi tà ma.
Màu tím được coi là màu sắc cao quý nhất cả phương Đông và phương Tây. Mọi người nghĩ rằng màu tím đẹp nhất và quý phái nhất là ánh sáng màu tím do thạch anh tím phát ra.
4. Thạch anh khói
Đá thạch anh khói là một trong những biến thể của đá thạch anh và có tên gọi tiếng Đức là Rauchtopaz từ xưa tới nay. Ngoài ra thì loại thạch anh này còn được gọi là pha lê thiên nhiên ám khói hay Topaz ám khói.
Loại đá quý này được hình thành trong tự nhiên với màu nâu lấp lánh ánh vàng kim. Chúng có lẫn tạp chất Turin, tạo nên một hiệu ứng tỏa ánh sao về nhiều hướng. Hiện nay loại thạch anh khói thường được sử dụng chủ yếu để để chế tác thành các sản phẩm trang sức như mặt dây chuyền, vòng tay, nhẫn,… Trên thực tế, loại thạch anh khói có giá trị cao nhất chính là thạch anh khói ánh sao.
5. Thạch anh tóc
Thạch anh tóc là loại đá thạch anh có chứa nhiều loại khoáng vật hình kim, que bên trong. Bởi khi nhìn vào đá, các khoáng vật có hình dạng khiến con người có cảm giác như chúng là những sợi tóc.
Hiện nay, có tổng cộng 4 loại thạch anh tóc đã được con người phát hiện ra. Đó là thạch anh tóc đỏ, thạch anh tóc vàng, thạch anh tóc đen và thạch anh tóc xanh. Trong phong thủy, do thạch anh tóc có từ trường lớn hơn nên các nhà phong thủy cho rằng chúng có năng lượng mạnh hơn các loại còn lại. Lý do chính là vì nó có chứa nhiều khoáng vật khác bên trong, giúp từ trường của thạch anh tóc được củng cố. Nên tác dụng của chúng sẽ mạnh hơn so với các loại thạch anh thường.
Nhận xét
Đăng nhận xét