Chuyển đến nội dung chính

Bát tự là gì? Xem vận mệnh theo Bát tự hay Tử vi chính xác hơn?

 

Để giải mã con người, các nhà nghiên cứu dùng nhiều phương thức tiếp cận khác nhau như: công nghệ y học, tâm lý học, phong thủy, tử vi,…. Trong đó, Bát tự cũng được coi là bộ môn điển hình có lịch sử lâu đời và vì tính chính xác cao nên duy trì cho tới tận ngày nay. Tuy được áp dụng phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu tường tận về Bát tự. 

1. Bát tự là gì?

1.1. Khái niệm Bát tự

Bát tự (8 chữ) hay còn gọi là Tứ trụ, là một bộ môn nghiên cứu về mệnh lý, bắt nguồn từ thời cổ Trung Quốc. Được biết, Bát tự dựa vào 4 trụ (Giờ – Ngày – Tháng – Năm sinh) để luận đoán về cuộc đời của 1 con người từ khi sinh ra cho đến khi qua đời. Cụ thể:

  • Luận đoán về hiện tại, quá khứ và tương lai
  • Hiểu rõ về bản thân, gia đạo, công danh, sự nghiệp, tình duyên, các mối quan hệ (cha mẹ, anh chị em, vợ chồng, con cái, bạn bè, đồng nghiệp,…)
  • Tìm hiểu chi tiết thời vận theo từng năm.
  • Vạch rõ ngũ hành của các năm với ngũ hành của chủ sự để nắm rõ vấn đề thịnh suy, hung cát. Qua đó, gia chủ sẽ biết có nên đầu tư hay thủ thân, hoặc tìm phương vị quý nhân nhằm kết giao học hỏi.

Song ‎‎ý nghĩa quan trọng nhất của trường phái Bát tự (Tứ trụ) chính là giúp mỗi người nắm rõ được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Từ đó, tìm ra phương pháp tối ưu cuộc sống, phát huy hết những khả năng tiềm ẩn bên trong và phát triển bản thân theo quy luật tự nhiên.


Bát tự được xem như là bản đồ vận mệnh của một người hình thành từ lúc sinh ra

1.2. Những thành phần chính trong Bát tự

Tổng quan vận mệnh con người bao gồm những sự việc xảy ra từ quá khứ, hiện tại và tương lai hay chính là từ khi sinh ra, lớn lên cho đến khi qua đời. Để luận giải chi tiết vận mệnh thì Bát tự thường phải dựa theo các thành phần chính sau:

  • Thiên can, Địa chi: có ý nghĩa quan trọng trong việc phản ánh số mệnh của con người. Trong đó:
    • Thiên Can là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
    • Địa Chi là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
  • Ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ): xem xét sự thịnh suy, cường nhược của chân mệnh thông qua 4 trụ (Giờ – Ngày – Tháng – Năm sinh).
  • Vòng trường sinh: xem xét về sự luân hồi, sinh lão bệnh tử.
  • Thập thần: Xem xét các mối quan hệ xung khắc, hợp hóa, trợ và sinh.
  • Thần sát: Xem xét về hung cát gặp phải trong cuộc sống.
  • Dụng thần và Hỷ thần: dùng để cải vận bổ khuyết và được ứng dụng nhiều trong việc chọn nghề, tìm phương vị quý nhân, chọn người hợp tác, chọn nơi sinh sống và làm việc…
  • Tiểu vận, đại vận: nắm rõ thịnh suy theo từng năm để có phương án hiệu quả cho từng thời vận.

2. Ý nghĩa của Bát tự

Thông qua Bát tự, mỗi người sẽ hiểu biết được chi tiết vận mệnh thịnh suy của bản thân. Qua đó, nắm rõ vấn đề làm mất cân bằng, làm chủ sự “3 chìm 7 nổi 9 cái lênh đênh”. Đồng thời, tìm ra Dụng Thần hoặc Hỷ thần giúp cân bằng lại chân mệnh.

Ngoài ra, nhận thức rõ ưu nhược điểm, chúng ta sẽ biết khi nào cần tiến khi nào nên lui. Bên cạnh đó, cố gắng dưỡng ưu sửa khuyết, cần kiệm liêm chính, làm nhiều việc thiện,… đặc biệt, tâm an trí ắt vạn sự thông.

khái niệm bát tự

3. Ứng dụng của Bát tự

Thông thường, Bát tự được ứng dụng nhiều nhất trong việc lựa chọn vật phẩm cải vận bổ khuyết. Được biết, khi kết hợp những thuật toán với Dụng Hỷ thần, người mang vận mệnh có vấn đề có thể thay đổi phương vị hay sử dụng một số vật phẩm phong thủy để hóa giải và bổ sung, giúp cân bằng lại chân mệnh.

Dưới đây là một số Thuật cải vận bổ khuyết điển hình:

3.1. Đặt tên bổ khuyết

Người xưa thường nói: “Cho con ngàn vạn lượng vàng cũng không bằng dạy con một nghề. Dạy con một nghề cũng không bằng đặt tên cho con theo phong thủy chân mệnh của con.” Bởi lẽ, việc đặt tên theo phong thủy bổ khuyết giúp chủ sự cân bằng ngũ hành trong chân mệnh, phát huy được hết những khả năng tiềm ẩn bên trong. Vì vậy, người Việt xưa thường nhờ các thầy đặt tên cho con cháu của mình. Hiện nay, nhiều chủ sự dù đã có tên nhưng vẫn tìm tới thuật đặt tên bổ khuyết để cải vận.


3.2. Chọn hướng (làm nhà, lập nghiệp, hợp tác kết giao)

Phương vị được xác định là một hướng có trong hệ thống định vị cầu. Còn trong phong thủy, phương vị là nói về bốn phương vị Đông – Tây – Nam – Bắc. Tuy nhiên, bộ môn khoa học phong thủy địa địa lý lại nghiên cứu ra 24 phương vị khác nhau và mỗi người lại có 1 “phương vị quý nhân” của riêng mình.

PHƯƠNG VỊ QUÝ NHÂN nghĩa là những địa điểm làm bản thân an lòng, tâm trí từ bế tắc sang thông suốt, minh mẫn, đồng thời tăng năng lượng tích cực, tạo nên tự tin dám đương đầu với những thử thách khó khăn. Mà muốn xác định chính xác phương vị quý nhân cho từng người, phải dựa vào dụng thần

Ví dụ: Một người đến một địa điểm mà tại đó bỗng dưng cảm thấy tâm an, gặp may hoặc tự nhiên tìm ra phương án giải quyết các vấn đề. Nơi đó trong phong thủy gọi là “phương vị quý nhân”. Tuy nhiên, vạn sự tùy duyên, mệnh vẫn do ta nắm giữ.

3.3. Chọn màu sắc theo chân mệnh

Thông qua kết quả luận đoán bát tự, mỗi người sẽ tìm thấy màu sắc trên nhiều vật dụng (quần áo, giày dép, xe, màu sơn nhà, bàn ghế,…) hợp với chân mệnh nhằm an tâm vững trí, may mắn hanh thông. Theo học thuật trong phong thủy, màu sắc tương ứng với ngũ hành cũng tương sinh tương khắc với nhau. Cho nên khi lựa chọn màu sắc hợp mệnh cũng cần lưu ý kỹ càng.

Bạn đọc có thể dựa trên bảng tra cứu màu sắc theo mệnh sau:

Mệnh Tương sinh Hòa hợpBị KhắcKhắc chế
Kim Vàng, Nâu đấtTrắng, Xám, GhiXanh lụcĐỏ, Hồng, Tím
MộcĐen. Xanh biểnXanh lụcVàng, Nâu đấtTrắng, Xám, Ghi
ThủyTrắng, Xám, GhiĐen, Xanh biểnĐỏ, Hồng, TímVàng, Nâu đất
HỏaXanh lụcĐỏ, Hồng, TímTrắng, Xám, GhiĐen, Xanh biển
ThổĐỏ, Hồng, TímVàng, Nâu đấtĐen, Xanh biểnXanh lục

3.4. Chọn vật phẩm phong thủy

3.4.1. Cây phong thủy

Những năm gần đây, cây phong thủy chọn theo chân mệnh được ưa chuộng ngày một nhiều. Những loại cây này mang lại cho chủ sở hữu những điều may mắn tạo trường khí năng lượng vượng giúp gia chủ và toàn gia trung có sức khỏe, vận thêm hanh thông quang đạt và tăng tính thẩm mỹ cho không gian hiệu quả.

Mỗi cây phong thủy sẽ có những đặc điểm hình thái và sinh trưởng khác nhau, từ đó hợp với từng cung mệnh tương ứng. Đặc biệt, những cây thuộc đặc tính ngũ hành trong phong thủy, đại diện cho sự hưng thịnh, bình an vạn sự hanh thông nếu phù hợp với mệnh của chủ sự sẽ giúp cuộc sống, công việc thuận lợi. Do đó, cây phong thủy được nằm trong danh sách các vật phẩm cải vận bổ khuyết.

3.4.2. Đá phong thủy

Trải qua hàng triệu năm hình thành và tích tụ linh khí của trời đất, đá phong thủy ẩn chứa một nguồn năng lượng vô cùng mạnh mẽ trong tự nhiên. Theo nghiên cứu, đá phong thủy có chứa sinh linh nằm bên trong nên người sử dụng viên đá phù hợp có thể an tâm vững trí chèo lái con thuyền nhân sinh của bản thân. Chính vì lẽ đó, đá phong thủy cũng được coi là một trong những vật phẩm cải vận bổ khuyết ưa chuộng.

3.4.3. Trang sức phong thủy

Để thuận tiện cũng như để tâm an, nhiều người lựa chọn đeo trang sức làm từ đá phong thủy (vòng cổ, vòng tay, nhẫn,…). Được biết, chúng giúp khai mở các luân xa trên cơ thể, hấp thu năng lượng dương từ môi trường xung quanh tốt hơn, từ đó có các ảnh hưởng tích cực lên người đeo. Do đó, vòng tay phong thủy cũng nhanh chóng chiếm vị trí trong 7 vật phẩm cải vận bổ khuyết nổi bật.

3.4.4. Phật độ mệnh

Phật độ mệnh hay còn gọi là phật hộ thân, gồm có 8 vị chủ tôn 12 con giáp. Thuyết 8 vị Bản tôn chủ quản 12 con giáp được đưa ra dựa trên 12 nhân duyên, Thiên can, địa chi và 5 yếu tố cơ bản (THỔ, THỦY, PHONG, HỎA, KHÔNG KHÍ) trong Phật giáo mật tông.

Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, các Bản tôn được các tín đồ Phật giáo tín phụng, cúng dường, trở thành các thiện thần, trợ giúp con người, trừ tai giải ách, đón lành tránh dữ, khai tâm khai sáng, chỉ đường dẫn lối cho con người tu tâm dưỡng tính để có cuộc sống hanh thông quang đạt, công thành danh toại. Trong phong thủy, dùng Phật độ mệnh giúp chủ sự an tâm vững trí.

3.4.5. Sim phong thủy theo chân mệnh

SIM PHONG THỦY không còn là khái niệm quá xa lạ trong xã hội hiện đại, đặc biệt là những doanh nhân và dân chơi sim số. Thực tế, một số người vẫn thường nhầm lẫn sim phong thủy với sim số đẹp. Tuy nhiên, hai thứ có khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Sim số đẹp là chỉ cần về hình thức. Còn sim phong thủy được coi là một trong những loại phong thủy số, hình thành dựa trên nhiều yếu tố như Bát tự, ngũ hành tương sinh, tương khắc, âm dương,…Mỗi con số của chiếc sim phong thủy để có ngũ hành riêng và dựa vào thần số học để chia như sau:

  • Số 0-1 phương bắc thuộc ngũ hành THỦY
  • Số 2-5-8 ở trung cung thuộc ngũ hành THỔ
  • Số 3-4 ở phương đông thuộc ngũ hành MỘC
  • Số 6-7 ở  phương tây thuộc ngũ hành KIM
  • Số 9 ở phương nam thuộc ngũ hành HỎA

Dù vòng tay phong thủy hay Phật độ mệnh hoặc Sim phong thủy chỉ giúp chúng ta tâm an vững trí, chứ chúng “không phải là thuốc và không thể thay thế thuốc chữa bệnh”. Cuối cùng thì thiên định mệnh còn vận do chúng ta nắm giữ.

Bát tự là gì

4. So sánh Bát tự với Tử vi

Bát tự và Tử vi là 2 bộ môn huyền học chuyên nghiên cứu vận mệnh con người hình thành từ rất lâu đời và được ứng dụng rất phổ biến tại Việt Nam. Theo các học giả mệnh lý, ta không thể kết luận xem bộ môn nào tốt, chính xác hơn vì cả Bát tự và Tử vi đều tự sở hữu những nét độc đáo riêng. Bên cạnh đó, các cơ sở luận đoán, thuật toán luận giải khác nhau nên khó mà đưa ra luận định cụ thể.

Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của Bát tự (Tứ trụ) và Tử vi giúp mọi người phân biệt 2 trường phái này:

So sánhBát tự (Tứ trụ)Tử vi (Tử vi đẩu số)
Cách lập lá sốTứ trụ (Bát tự) dùng lịch tiết khí âm dương (lịch mặt trời).

– Dù gặp năm Nhuận thì cũng không ảnh hưởng đến lập lá số Bát tự.

– Nếu không có giờ sinh thì vẫn lập được lá số tuy nhiên độ chính xác khi luận đoán không tốt hơn lá số đủ 4 trụ.

Tử vi dùng lịch âm (lịch mặt trăng).

– Gặp năm Nhuận thì khó xác định Thiên can, Địa chi của tháng Nhuận cũng như thời điểm chuyển giao giữa các tiết khí, dẫn tới trường hợp lấy sai can chi của tháng sinh.

– Nếu không có giờ sinh thì không lập được lá số Tử vi.

Cơ sở luận đoánĐể giải đoán vận mệnh của một người, Bát tự dựa trên các cơ sở sau:
  • 8 Thiên Can Địa Chi
  • Ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ)
  • Học thuyết âm dương
  • Các loại thần (Thập thần, Thần sát, Dụng thần, Hỷ thần)
  • 12 cung thuộc vòng trường sinh
Để luận đoán bản mệnh, Tử vi chủ yếu dựa vào tính chất của các sao và các cung vị:
  • 12 cung (Mệnh và Thân, Phụ Mẫu, Phúc Đức, Điền Trạch, Quan Lộc, Nô Bộc, Thiên Di, Tật ÁCh, Tài Bạch, Tử Tức, Phu thê, Huynh đệ)
  • Trong các cung án ngữ các sao, có 14 chính tinh và khoảng 126 sao luận giải bản mệnh.
Khía cạnh luận đoánBát tự giải luận đoán các khía cạnh sau:
  • Sự cường nhược của ngũ hành chân mệnh.
  • Sự hung cát trong cuộc sống
  • Sự xung khắc, hòa hợp, trợ và sinh trong các mối quan hệ
  • Sự thịnh suy thời vận theo từng năm
  • Vạch rõ cuộc đời từ quá khứ, hiện tại, tương lai, bao gồm: tính cách, gia đình, tình duyên, hôn nhân, công danh, sự nghiệp, tiền tài, bệnh tật.

=> Bát tự chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu của mệnh chủ, đồng thời tìm được giải pháp cải vận

Tử vi luận đoán các khía cạnh sau:
  • Chỉ ra cuộc đời của một người bao gồm: tính cách, gia đình, tình duyên, hôn nhân, công danh, sự nghiệp, tiền tài, bệnh tật.

 

 

 

=> Tử vi không chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu của mệnh chủ.

Giải pháp cải vậnDựa vào những khía cạnh luận đoán từ Bát tự sẽ đề xuất ra được giải pháp cải vận cụ thể, hiệu quả và có tính chủ động tính cực một cách toàn diện.Tử vi chỉ nói về sự bất biến của một sinh mệnh, không luận đoán được thịnh suy cường nhược nên việc cải vận chủ yếu là phòng tránh.
Giá trị thực tiễn– Dựa vào luận đoán về thịnh suy theo từng năm giúp gia chủ chuẩn bị tinh thần trước

– Vạch rõ ưu nhược điểm của gia chủ, từ đó dưỡng ưu sửa khuyết.

– Đưa ra được cụ thể phương pháp cải vận, hóa hung thành cát

Dựa vào luận đoán cuộc đời giúp gia chủ chuẩn bị tinh thần trước cho những việc có thể xảy ra



Nhận xét